Bất kỳ một khu vực nào cũng cần được bố trí bình chữa cháy. Đặc biệt là trong các khu dân cư, quán ăn,… những nơi tập trung nhiều người thì lại càng phải có bình chữa cháy. Để nếu có hoả hoạn xảy ra thì có thể xử lý kịp thời tránh cho việc cháy lây lan làm tổn thất nhiều tài sản. Thế nhưng lắp đặt bình chữa cháy như thế nào cho đúng quy định thì chắc hẳn vẫn còn nhiều người chưa biết đến. Hãy cùng Lê Vũ theo dõi bài viết bên dưới đây để tìm hiểu tỉ mỉ và chi tiết hơn về chủ đề hữu ích này nhé!

Mục lục

Quy định về đặt bình chữa cháy

Không phải chúng ta muốn đặt bình chữa cháy chỗ nào thì đặt. Mà nó sẽ có những quy định cụ thể về cách bố trí bình chữa cháy này. Theo mục 5 TCVN 3890:2009 Bộ Công an, những quy định đó sẽ cụ thể như sau: 

  • Tại các khu vực, hạng mục trong nhà và những công trình có nguy cơ về cháy nổ. Ngay cả những khu vực đã được trang bị hệ thống chữa cháy cũng phải lắp đặt bình chữa cháy loại xách tay hoặc có bánh xe.
  • Đối với những khu vực chứa đựng nguy cơ về chữa cháy hoặc những khu vực mà không cho phép con người ra vào thì phải lắp đặt bình chữa cháy tự động. 
  • Khi bố trí bình chữa cháy thì phải chú ý đảm bảo phù hợp với diện tích khu vực cần được bảo vệ. Đồng thời nó cũng phải cùng chiều cao để có thể treo hoặc đặt từng loại bình chữa cháy. 
  • Khi tiến hành tính toán bố trí các trang thiết bị bình chữa cháy thì cần phải dựa trên định mức của trang thiết bị này. Trong đó, cần lưu ý đến quy định về khoảng cách để di chuyển từ vị trí đặt bình chữa cháy đến vị trí xa nhất cần được bảo vệ.

Vị trí bố trí bình chữa cháy đúng quy định

Vì bình chữa cháy là một thiết bị đặt biệt, do đó mà nó cũng cần được đặt đúng cách để đảm bảo an toàn và thuận tiện nhất cho các trường hợp khẩn cấp xảy ra. Để bố trí bình chữa cháy đúng quy định thì hãy thực hiện như sau: 

  • Đặt bình chữa cháy ở những nơi khô ráo, thoáng mát, tránh những nơi mà ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào. 
  • Đặt bình chữa cháy ở các lối đi, những vị trí nổi bật dễ nhìn thấy. Chẳng hạn như đặt ở góc tường cạnh lối ra vào, đặt ở góc vuông của cầu thang bộ giữa các tầng. Hay ở dọc hành lang gần cầu thang bộ hoặc ở phía ngoài của kho hàng hoá.
  • Nên nhớ là không để bình chữa cháy ở những góc khuất, nơi không ai nhìn thấy. Bên cạnh đó, nên sử dụng kệ để treo bình chữa cháy lên để tránh bị ẩm mốc, hư hỏng bình. 
bố trí bình chữa cháy
Quy định về đặt bình chữa cháy

Bố trí bình chữa cháy cho nguy hiểm loại A

Tùy theo từng khu vực, từng địa điểm có nguy cơ cháy nổ cao hoặc thấp mà sẽ bố trí các loại bình chữa cháy với công suất khác nhau. Đối với mối nguy hiểm loại A thì cần lắp đặt bình chữa cháy theo những quy định sau: 

  • Loại nguy hiểm thấp thì dùng bình chữa cháy có công suất nhỏ nhất là 2 – A. Khoảng cách di chuyển lớn nhất đến bình chữa cháy là 20m. Diện tích bảo vệ lớn nhất của một bình chữa cháy là 300m2.
  • Loại nguy hiểm trung bình thì dùng bình chữa cháy công suất nhỏ nhất là 3 – A*. Khoảng cách di chuyển lớn nhất đến bình chữa cháy là 20m. Diện tích bảo vệ lớn nhất là 150m2. 
  • Loại nguy hiểm cao thì dùng bình chữa cháy công suất nhỏ nhất là 4 – A*. Khoảng cách di chuyển lớn nhất đến bình chữa cháy là 15m. Diện tích bảo vệ lớn nhất là 100m2. 
bố trí bình chữa cháy
Bố trí bình chữa cháy cho nguy hiểm loại A

Bố trí bình chữa cháy cho nguy hiểm loại B

Đối với nguy hiểm loại B thì cũng sẽ có những quy định cho cách bố trí bình chữa cháy trong trường hợp này. Cụ thể là: 

  • Loại nguy hiểm thấp thì dùng bình chữa cháy có công suất lớn nhất là 55B. Khoảng cách di chuyển lớn nhất đến bình chữa cháy là 15m. Diện tích bảo vệ lớn nhất của 1 bình chữa cháy là 300m2.
  • Loại nguy hiểm trung bình thì dùng bình chữa cháy có công suất lớn nhất là 144B. Khoảng cách di chuyển lớn nhất đến bình chữa cháy là 15m. Diện tích bảo vệ lớn nhất là 150m2.
  • Loại nguy hiểm cao thì dùng bình chữa cháy có công suất lớn nhất là 233B. Khoảng cách di chuyển lớn nhất đến bình chữa cháy là 15m. Diện tích bảo vệ lớn nhất là 100m2. 
bố trí bình chữa cháy
Bố trí bình chữa cháy cho nguy hiểm loại B

Khoảng cách để di chuyển đến bình chữa cháy bao xa?

Khoảng cách bố trí bình chữa cháy để di chuyển đến bình chữa cháy như thế nào cũng là 1 điểm cần phải lưu ý khi lắp đặt bình chữa cháy đấy. Vì khoảng cách dài hay ngắn thì nó sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả chữa cháy. Quy định cho khoảng cách này như sau: 

  • Mức nguy hiểm thấp thì định mức trang bị 1 bình/ 150m2, khoảng cách di chuyển với chất rắn là 20m và chất lỏng là 15m. 
  • Mức nguy hiểm trung bình thì định mức trang bị 1 bình/ 75m2, khoảng cách di chuyển là 20m (chất rắn) và 15m (chất lỏng).
  • Mức nguy hiểm cao thì định mức trang bị 1 bình/ 50m2, khoảng cách di chuyển là 15m (chất rắn và lỏng).
cứu hỏa
Khoảng cách để di chuyển đến bình chữa cháy bao xa?

Thông qua bài viết trên đây, chúng mình đã thu thập được toàn bộ những thông tin thiết thực nhất có liên quan đến cách bố trí bình chữa cháy. Nếu bạn đang có dự định lắp đặt bình chữa cháy ở khu vực của mình thì những thông tin trên chắc chắn rất hữu dụng đối với bạn đấy. Đừng quên dõi theo chúng mình thường xuyên hơn nữa để có thêm nhiều cơ hội được thu thập những tin tức với nội dung siêu hay ho và hấp dẫn nhé!